First topic message reminder :
Theo NASA, đêm ngày mùng 5, rạng sáng mùng 6, sẽ xuất hiện trận mưa sao băng Eta Aquarids, có nguồn gốc từ sao chổi Halley. Với điều kiện thời tiết lý lưởng, người quan sát có thể thấy từ 40 đến 60 sao băng/giờ trong trận mưa đặc biệt này.
Chủ nhiệm câu lạc bộ thiên văn Việt Nam, Đặng Vũ Tuấn Sơn cho biết, trận mưa sao băng lần này chỉ ở mức trung bình. Thời điểm lý tưởng để quan sát mưa sao băng Eta Aquarids là khoảng từ 3 giờ đến 4 giờ sáng ngày 6/5, khi trời chưa sáng và chòm sao Aquarius (Bảo Bình) đã lên đủ cao so với chân trời phía Đông.
Theo ông Sơn, thời tiết ít mây trong những ngày đầu mùa hè cùng với thời gian đầu tháng âm lịch, gần như không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng của Mặt Trăng, do đó người yêu thiên văn vẫn có nhiều khả năng quan sát được một số sao băng của trận này. Ông cũng lưu ý cần theo dõi thời tiết trước khi quyết định quan sát, chọn địa điểm có góc rộng và không bị ánh đèn chiếu thẳng vào mắt.
Ông Nguyễn Đức Phường, hội viên Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam khuyên người quan sát không cần kính thiên văn hay ống nhóm để quan sát mưa sao băng, mà chỉ cần theo dõi bằng mắt thường, vì tốc độ của mỗi sao băng lên tới hơn 30km/s ở độ phóng đại của kính thiên văn và ống nhòm.
Mưa sao băng xuất hiện do trái đất đi vào vùng bụi vốn là tàn dư của những sao chổi. Những hạt bụi có kích thước khác nhau lao vào bầu khí quyển với vận tốc rất lớn tạo ra các sóng xung kích. Sóng xung kích nén các phần tử không khí phía trước làm cho nhiệt độ cao đến hàng nghìn độ C và bốc cháy, tạo ra những vệt sáng ở độ cao 60 -100 km (tính từ mặt đất lên). Người ta gọi những vệt sáng nhỏ ấy là sao băng.
Hằng năm vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, người quan sát thiên văn sẽ thấy các sao băng ở vùng trời lân cận chòm sao Aquarius (Bảo Bình), đó là các sao băng mang tên Eta Aquarids.
Xem thêm trên Yahoo! Tin tức